Sony Alpha A6000 Body

Thanh Camera Chuyên Mua Bán Máy Ảnh, Máy Quay Phim Và Phụ Kiện

HỖ TRỢ: (028).39140581

Email: tabuudang@gmail.com
  • Canon
  • Nikon
  • GoPro
  • Benro
Sony Alpha A6000 Body Sony Alpha A6000 Body Sony Alpha A6000 Body Sony Alpha A6000 Body Sony Alpha A6000 Body Sony Alpha A6000 Body

Sony Alpha A6000 Body

  • Giá: 11,490,000 đ

  • Hãng sản xuất: Sony
  • Độ lớn màn hình LCD(inch): 3.0 inch
  • Loại máy ảnh (Body type): Rangefinder style mirrorless
  • Kích thước cảm biến (Sensor size): APS-C (23.5 x 15.6 mm)
  • Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng): 24 Megapixel
  • Độ phân giải ảnh lớn nhất: 6000x4000
  • Tính năng: Face detection, Quay phim Full HD
Ghi Chú:
  • Có Quà Tặng
  • Liên Hệ Trực Tiếp:  0903.807.523 (A. Thanh)
  • Bảo Hành Chính Hãng
  • Giao Hàng Toàn Quốc
  • Chi tiết
  • Hướng dẫn mua hàng

Máy ảnh Sony Alpha A6000 (Body) là một trong những máy ảnh lấy nét nhanh nhất thế giới chỉ có 0.06 giây. Sự kết hợp giữa cảm biến CMOS và BIONZ X cho bạn khả năng chụp ảnh liên tục 11 khung hình/ giây. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng có những bức ảnh sống động trong bất kỳ tình huống nào với màn hình lật.
 

Điểm mạnh: Sony Alpha A6000 có chế độ chụp ảnh liên tục cực nhanh so với những dòng máy ảnh cùng giá tiền. Thiết kế của nó được cải thiện dựa trên hệ máy đi trước, vốn đã khá tốt. Thêm vào đó, Sony A6000 có bộ chức năng tương  đối thoải mái cho người sử dụng.
 

Điểm yếu: Phần quay phim của máy vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Mặc dù máy cho chất lượng ảnh khá tốt, nhưng dưới ánh sáng yếu thì không được tốt lắm nếu so sánh với các dòng máy ảnh tương đương. Việc khởi động chậm cũng là một điểm trừ cho Sony Alpha A6000.
 

Nhìn chung: Bỏ qua những điểm trừ nho nhỏ thì dòng Sony Alpha A6000 được đánh giá là khá tốt cho thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, những người muốn sở hữu loại máy ảnh nhỏ gọn hơn dSLR và đặc biệt cần tốc độ chụp liên tục cao.
 


 

Sau thành công của Alpha NEX-6, dòng máy đã chiến thắng trong Editors’ Choice, Sony đã cải thiện hệ thống tự động lấy nét, chất lượng ảnh và thiết kế, đem lại dòng máy ảnh mới rất tốt nhưng vẫn không quá đắt.
 

Kết hợp các phần thiết kế và bộ chức năng gần như hoàn hảo, Alpha A6000 còn sở hữu thêm nhiều điểm mạnh mà người dùng sẽ rất ưa thích.
 

Tuy nhiên nếu xét trên một số khía cạnh (sẽ được trình bày ở dưới) thì mặc dù Sony Alpha A6000 đem lại ấn tượng khá tốt, phải thừa nhận rằng nó không phải sự lựa chọn tối ưu trong các dòng máy ảnh ngang giá thành.
 

Chất lượng ảnh
 

Ảnh chụp dưới định dạng JPEG từ A6000 nhìn chung có chất lượng tốt, nhưng dưới ánh sáng yếu, ảnh không giữ được độ sắc nét như những tấm ảnh chụp từ các dòng máy ảnh cạnh tranh với Sony. Cảm biến với độ phân giải 24MP của A6000 được tích hợp với ống kính siêu nhỏ đặt sát cạnh nhau- công nghệ hiện đang được sử dụng trong những bộ cảm biến hiện đại nhất, và được hỗ trợ bởi vi xử lý ảnh Bionz X của Sony.
 

Với độ nhạy ISO thấp, chất ảnh thường khá sắc với khoảng tông tương đối rộng, cho màu ảnh đẹp ở chế độ mặc định. Khi chụp ở chế độ trung hoà, màu sắc ảnh được xử lý chính xác hơn, do phần tương phản cũng như sắc màu không bị đẩy lên cao. Tuy nhiên nếu chụp ở chế độ mặc định theo kiểu Sáng Tạo thì sắc ảnh cũng không được thay đổi là mấy. Khi người sử dụng chọn ISO khoảng 800, tất cả điểm ảnh ngoại trừ phần rìa được lấy nét sắc nhất, dưới định dạng JPEG, sẽ mềm và mờ hơn. Điều đấy đồng nghĩa với việc người dùng có được tấm ảnh in với chất lượng cao như ISO 12800, Sony cũng giúp giữ độ nhiễu màu được kiểm soát khá tốt. Nếu người dùng chụp ảnh thô thì ảnh sẽ có một lượng tương đối lớn bóng đổ và các điểm sáng đặc trưng, việc này sẽ xảy ra ít nhất tại độ nhạy ISO thấp cho tới trung bình.
 

So sánh độ nhạy ISO thấp dưới định dạng JPEG

So sánh độ nhạy ISO cao dưới định dạng JPEG

Khá khó để chúng ta có thể so sánh trực tiếp dòng Sony Alpha A6000 với Sony Alpha NEX-6 (dòng máy ảnh tiền thân của A6000) bởi độ phân giải đi kèm cho mỗi dòng sẽ làm tăng mức độ rõ cho từng chi tiết ảnh. Tuy nhiên, theo ý kiến của người viết, nếu so sánh A6000 với dòng Nikon D3300, thì D3300 giá vừa rẻ hơn, vừa cho ảnh tốt hơn với ISO khoảng 800. Sự so sánh này cũng khá đúng với dòng D5300, mặc dù giá D5300 đắt hơn một chút; nguyên nhân thì do Nikon có bộ cảm biến miễn phí OLPF giúp bảo đảm độ sắc tốt hơn rất nhiều, cũng như giảm độ nhiễu và tăng tốc độ xử lý ảnh.
 

So sánh ảnh chụp ISO 1600 giữa 2 dòng máy A6000 và D3300
 

Còn nếu xét về quay video, chất lượng quay tương đối tốt, với khả năng kiểm soát chắc chắn, mic stereo (âm lập thể) được tích hợp cho chất lượng trong và ấm một cách đáng ngạc nhiên.
 

Chất lượng hoạt động của máy
 

Phần cải thiện đáng kể nhất của A6000 so với các dòng đi trước chính là khả năng chụp ảnh liên tục 11 khung hình trên giây với việc tự động lấy nét và tự động bắt sáng, cho ít nhất 50 ảnh định dạng JPEG hoặc 22 ảnh với định dạng thô (tuy nhiên từ 23 ảnh trở lên, máy chậm một cách rõ rệt). Nếu bạn muốn sở hữu dòng máy ảnh với nhu cầu về tốc độ chụp ảnh liên tục cao, thì A6000 là sự chọn  lựa tốt nhất mà người viết nhận định khi review từ những dòng cùng giá thành với A6000, bao gồm cả các dòng dSLR như Canon EOS Rebel T5i. Công nhận là dòng Nikon có thể đáng lựa chọn hơn về một mặt nào đó nhưng với độ phân giải khá thấp và cảm biến 1 inch thì A6000 có vẻ như tốt hơn.
 

Ở A6000, hệ thống đã được cập nhật của Sony cung cấp cảm biến hội tụ theo quá trình, giúp bảo đảm việc lấy nét nhiều hơn diện tích ảnh- khoảng 92 phần trăm, như Sony thông báo- việc này giúp ích khá nhiều cho lấy nét vật nằm ngoài khu trung tâm và vật di chuyển theo khung hình. Điều này là một điểm cộng rất lớn cho A6000. Khả năng lấy nét cố định (đặc trưng của Sony) khá tốt khi nét được lấy đúng trên vật.  Tuy vậy, hình như việc lấy nét cố định của Sony đã sử dụng chức năng lấy nét tự động có tương phản, làm ảnh hưởng tới khả năng hội tụ theo quá trình (trong một số trường hợp) không đạt yêu cầu nữa. Cụ thể là phần ảnh được lấy nét thỉnh thoảng bị sai. Ví dụ như khi việc hội tụ theo quá trình đặt vào 1 vật, thì phần lấy nét cố định lại không đặt vào đúng vật đó. Người viết bài khi thử sản phẩm, nhiều lúc đã phải kêu lên (trong đầu) rằng: “Đừng có lấy nét cái bụi rậm!” (Chả ai đi chụp ảnh lại lấy nét cái bụi rậm cả). Tuy nhiên chừng nào vật thể không chuyển động quá dị, như kiểu vật chụp là con cún chạy quanh sân, thì người dùng không gặp nhiều vấn đề về việc chụp-nhưng-trượt điểm ảnh cần lấy nét. Và thực sự mà nói, A6000 là khá tốt, có chất lượng hơn rất nhiều so với các loại máy ảnh cùng giá thành.
 

Một điểm đáng bàn nữa là ngay cả với một chiếc thẻ nhớ khủng, người dùng vẫn phải chờ máy ảnh viết lên thẻ sau khi chụp. Tuy vậy thì điều đó chỉ đáng để nhắc tới nếu bạn mua máy để review (như người viết bài), còn nếu chỉ để chụp thì không đáng bận tâm lắm, và tất nhiên là việc chụp ảnh với A6000 khá là thích. Nhưng mà người viết phải mất khá nhiều thời gian mới phát hiện ra trên máy có đèn báo máy đang ghi lên thẻ, và cái đèn báo này cực dị khi đặt ở đáy máy ảnh. Thông thường thì nó nên được đặt ở đằng sau máy, nơi mà người dùng luôn nhìn được hoặc nếu có tìm thì cũng dễ dàng phát hiện.
 

Khi kiểm tra trong phòng lab, phần còn lại của hiệu suất máy không được kiểm tra tốt lắm, mặc dù máy vẫn nhanh, phản ứng khá tốt và không bỏ lỡ bất cứ shot ảnh nào. Điểm lạ là thời gian khởi động vẫn còn rất chậm như ở dòng NEX-6 với 2.1 giây. (Nếu như bạn không quá chú trọng vào thời gian khởi động của máy, bạn nên xem xét lại, vì một người bạn của người viết đã phải bán đi chiếc NEX-6 và mua 1 cái dSLR khi anh ta liên tục bỏ lỡ các shot ảnh của con mình do thời gian khởi động quá lâu của NEX-6.)
 

Nếu dựa trên các thông số khác thì hiệu suất của A6000 tương đối tốt, nhưng không phải là xuất sắc. Thời gian lấy nét và chụp ảnh dưới điều kiện ánh sáng tốt gần như là ngang ngửa so với NEX-6. Có điều là trong bảng ghi thông số, thời gian của NEX-6 được làm tròn từ 0.24 xuống 0.2, trong khi A6000 bị làm tròn lên từ 0.25 thành 0.3 (Toán học thật dị!). Trong điều kiện ánh sáng hơi thiếu thì A6000 lấy nét nhanh hơn một chút khi so sánh với NEX-6, dao động khoảng 0.9 giây cho tới 0.4 giây gồm cả lấy nét và chụp. Một điểm nữa là hình như khoảng thời gian giữa từng shot ảnh tăng lên đáng kể ở A6000, mặc dù 0.5 giây không quá chậm; nguyên nhân cho điều này có thể do việc xử lý khối lượng dữ liệu tăng lên tới 23 megapixels từ 16 megapixels. Thời gian đèn nháy sáng cũng được cải thiện ở A6000, giữa từng shot ảnh chỉ còn 1.3 giây, được đánh giá là tương đối tốt.
 

Thiết kế và tính năng
 

Sony đã sửa một vài- mặc dù không phải tất cả- những điểm mà người viết không thích về phần thiết kế của NEX-6, làm A6000 tốt hơn rất nhiều, cũng như khiến việc chụp ảnh với A6000 dễ chịu hơn hẳn. Phần cải thiện chính bao gồm: đầu vào gọi dữ liệu ở đĩa quay số có tới 3 chỗ trống cho phần tuỳ chỉnh; sự phân biệt rạch ròi của chế độ quay số với chế độ thích nghi; việc thêm nút hỗ trợ thứ hai; và sự kết hợp tuyệt vời giữa hệ thống menu hiện đại và truyền thống, chứ không còn là thử nghiệm như ở NEX.
 

Phần tay cầm ở thân máy khá lớn đem lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng nếu so sánh với các dòng ILC cổ truyền. Thân máy về cơ bản là có kích thước khá hợp lý: không to quá, không nặng quá và thiếu hiện đại như dòng dSLR, nhưng cũng không quá nhỏ đến nỗi lọt thỏm. Ở phần trên của máy là đĩa quay số với các chế độ bao gồm: tuỳ chỉnh hoàn toàn, bán hoàn toàn và tự động, chế độ quay phim bằng tay, và chế độ quay/ chụp lia góc rộng (panorama). Nút kích hoạt chế độ quay số được đặt ngay cạnh nút kiểm soát quay số, đã được tích hợp tính năng thích nghi nhanh với môi trường chụp. Cạnh phần cửa dập là nút kích hoạt chế độ tuỳ chỉnh nhanh cho người dùng. Bên cạnh đó là đèn flash được xếp đặt khá hợp lý, có thể được lấy lên hoặc cất xuống gọn ghẽ trong máy, cộng với việc có hot shoe giúp người dùng điều chỉnh ánh sáng dễ hơn. Lưu ý: có một chiếc eyecup khá to ở kính ngắm mà người dùng phải bỏ ra nếu như muốn sử dụng hot shoe.
 


Đằng sau thân máy là bánh xoay kiểm soát cơ bản với các nút lập trình để tuỳ chỉnh độ nhạy ISO; chế độ hiển thị; chế độ phơi sáng; chế độ tự động; giúp truy cập vào tông, màu; và làm nhoè, không lấy nét phông sau. Thêm vào đó máy còn có khoá tự động phơi sáng, danh sách các tính năng và danh sách thu gọn, cộng thêm nút gửi tới điện thoại. Tuy nhiên, nút quay phim ở bên cạnh thân máy thì vẫn đặt ở vị trí không được hợp lý cho lắm khi rất khó bấm. Một điểm trừ nữa là tiếng dập mỗi khi chụp kêu rất to.
 

Bộ ống kính giúp phóng to được thiết kế tốt, với cần gạt phóng to/ thu nhỏ rất dễ điều chỉnh, và được vận hành tốt ở cả chế độ chân dung lẫn phong cảnh. Thêm vào đó, có một vòng tròn xoay giúp lấy nét bằng tay hoặc phóng to, mặc dù nếu để phóng to thì vòng tròn đấy hơi khó điều chỉnh một chút.

 

Nikon 1 V2

Olympus OM-D E-M10

Sony Alpha ILCE-6000 (A6000)

Sony Alpha NEX-6

Cảm biến (với độ phân giải)

14.2MP CMOS
12 bits

16.1MP Live MOS 
12 bits

24.3MP Exmor HD CMOS 
n/a

16.1MP Exmor HD CMOS 
n/a

Kích thước cảm biến

13.2mm x 8.8mm

17.3mm x 13mm

23.5 x 15.6mm

23.5 x 15.6mm

Độ phóng đại

2.7x

2.0x

1.5x

1.5x

OLPF

Không

Khoảng nhạy sang

ISO 160 - ISO 6400

ISO 100 (exp)/ 200 - ISO 25600

ISO 100 - ISO 25600

ISO 100 - ISO 25600

Tốc độ chụp liên tục

5 khung hình trên giây (AF đơn, trập cơ )học; 60 khung hình trên giây (trập tự động) 
 

3.5 khung hình trên giây, định dạng JPEG không giới hạn /20 khung ảnh thô (8 khung hình trên giây với lấy nét và phơi sáng cố định)

11 khung hình trên giây

3 khung hình trên giây
11 khung thô hoặc 15 ảnh định dạng JPEG 
(10 khung hình trên giây với lấy nét và phơi sáng cố định)

Kính ngắm

EVF 
0.47 in/12 mm 
1.44 triệu điểm
100% bao quát
n/a

EVF 
n/a 
1.44 triệu điểm
100% bao quát
1.01x - 1.15x/ 0.5 - 0.58x

OLED EVF 
0.4 in/10 mm 
1.44 triệu điểm
100% bao quát
1.07x/0.71x

OLED EVF 
0.5 in/12.7 mm 
2.4 triệu điểm 
100% bao quát
1.09x/0.73x

Tự động lấy nét

73 điểm phát hiện hội tụ theo quá trình, 135 điểm tương phản theo diện tích tự động lấy nét

81 tương phản theo diện tích tự động lấy nét

175 điểm phát hiện hội tụ theo quá trình, 25 điểm tương phản theo diện tích tự động lấy nét

99 điểm phát hiện hội tụ theo quá trình, 25 điểm tương phản theo diện tích tự động lấy nét

Khoảng nhạy của tự động bắt nét

n/a

n/a

0 - 20 EV

0 - 20 EV

Tốc độ cửa dập

30 - 1/4,000 giây (1/16,000 giây điện học); 1/250 giây x-sync

60 - 1/4,000 giây, nếu sử dụng đèn phơi sáng thì tới 30 phút; 1/250 giây x-sync (tối đa)

30-1/4,000 giây, nếu sử dụng đèn phơi sáng thì tới 30 phút; 1/160 giây x-sync

30-1/4,000 giây, nếu sử dụng đèn phơi sáng thì tới 30 phút; 1/160 giây x-sync

Vùng đo sáng

n/a

324

1,200

1,200

Khoảng đo sáng

n/a

-2 - 20 EV

0 - 20 EV

0 - 20 EV

Flash

Kết nối với flash rời

Không

Tính ổn định của ảnh

Quang học

Cảm biến

Quang học

Quang học

Chất lượng quay phim

1080/30p; 720/60p H.264 MPEG-4 QuickTime MOV

1080/30p H.264 QuickTime MOV 
(dung lượng 22 phút )

AVCHD 1080/60p tại 28Mbps, 1080/24p tại 24Mbps

AVCHD 1080/60p tại 28Mbps, 1080/24p tại 24Mbps

Âm thanh

Âm lập thể; âm từ mic

Âm lập thể

Âm lập thể; âm từ  mic

Âm lập thể; âm từ mic

Kích cỡ LCD

3 in/7.5 cm 
Cố định
920,000 điểm

3 in/7.6 cm 
Màn hình cảm ứng có thể xoay ngang dọc.
1.04 triệu điểm

3 in/7.5 cm 
Màn hình cảm ứng có thể xoay ngang dọc.
921,600 điểm

3 in/7.5 cm 
Màn hình cảm ứng có thể xoay ngang dọc.
921,600 điểm

Kết nối không dây

Tuỳ ý
(qua WU-1b Wireless Mobile Adapter)

Wi-Fi

Wi-Fi, NFC

Wi-Fi

Tuổi thọ pin (theo thước đo CIPA)

310 kiểu

320 kiểu

420 kiểu

270 kiểu (VF); 360 kiểu (LCD)

Kích cỡ (WHD)

4.2 x 3.2 x 1.8 in 
107.8 x 81.6 x 45.9 mm

4.7 x 3.2 x 1.8 in 
119.1 x 82.3 x 45.9 mm

4.8 x 2.9 x 1.8 in 
120 x 66.9 x 45.1 mm

4.8 x 2.8 x 1.1 in 
119.9 x 66.9 x 42.6 mm

Khối lượng

11 oz (est) 
338 g (est)

14.3 oz 
405 g

11.6 oz 
330 g

12.3 oz 
348.7 g

Giá máy không kèm phụ kiện

$800 USD 
n/a

$700 USD 
£530 
$800 AUD

$650 USD 
£550 
n/a

$650 USD 
£450 
n/a

Bộ kit chính

$900 USD 
£800 
n/a 
(với ống kính 10-30mm)

$800 USD 
£700 
$999 AUD 
(với ống kính 14-42mm)

$800 USD 
£670 
$1,099 AUD 
(với ống kính 15-60mm PZ)

$800 USD 
n/a 
n/a 
(với ống kính 15-60mm PZ)

Bộ kit phụ trợ hoặc thay thế

$1,050 USD 
£970 
n/a 
(với ống kính 10-30mm và 30-110mm)

n/a

n/a 
£880 
n/a 
(với ống kính 16-50mm và 55-210mm)

n/a

Ngày ra mắt sản phẩm

Tháng 11 năm 2012

Tháng 3 năm 2014

Tháng 4 năm 2014

Tháng 10 năm 2012


Trong lần ra mắt A6000, Sony đem đến bộ tính năng mới nhất bao gồm NFC giúp kết nối không dây nhanh hơn, cổng ra HDMI và Zebra (vật chỉ thị cắt tông). Chiếc máy ảnh này hoàn toàn không thiếu thứ gì, có chăng thì là màn hình cảm ứng mà thôi.
 

Kết nối Wi-fi của Alpha A6000 hoạt động khá tốt, cộng thêm nó có có bộ ứng dụng hoàn hảo để chụp ảnh từ xa. Tuy nhiên người viết bài cảm thấy khá khó chịu khi phải lên cấp bộ ứng dụng có sẵn với các chức năng rất hạn chế để thành ứng dụng bản đầy đủ. Một điểm trừ nữa là phải tải thêm ứng dụng “Gửi tới điện thoại thông minh”- khi mà phần lớn các dòng máy đối thủ khác của Sony đều có sẵn ứng dụng này trong máy- và người dùng phải tự cài đặt tài khoản Sony Entertainment Network. Nếu như bạn phải gõ mật khẩu tài khoản trên điện thoại không có màn hình cảm ứng thì tương đối là vất vả, khiến việc chọn mật khẩu ngắn, đơn giản, và không an toàn rất dễ xảy ra. Thêm nữa là việc tạo tài khoản xong cũng chỉ để tải thêm ứng dụng về nút dập và chế độ kiểm soát phơi sáng. Bên cạnh đó phần lớn các ứng dụng mất tiền lại khá đắt, dao động từ $5 đến $10. Trong khi đó, hệ điều hành Android có một ứng dụng khá hữu dụng cho việc chụp ảnh tên là PlayMemories Camera thì Sony lại không có, khiến người viết cảm thấy hệ điều hành của Sony cho máy ảnh trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều.
 

* Nếu bạn muốn đọc kĩ thêm về các tính năng cũng như cách thức vận hành của máy, bạn có thể tải Hướng dụng sử dụng A6000.

Kết luận

Như vậy ngoại trừ việc chụp ảnh liên tục rất tốt, A6000 có hiệu suất khoẻ nhưng không phải xuất sắc nhất. Mặc dù chất lượng ảnh đẹp nhưng dưới điều kiện thiếu sáng, chất ảnh không được sắc lắm; tuy nhiên với bộ tính năng tương đối mạnh, đặc biệt nếu bạn sẵn sàng bỏ tiền và thông tin cá nhân để tải ứng dụng phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể, thì A6000 là dòng máy tốt nhất hiện giờ so với các dòng cùng giá thành.

Thời gian chụp tính theo giây

Thông số bao gồm (từ trên xuống):

- Thời gian cửa dập lag (ánh sáng bình thường)

- Thời gian cửa dập lag (ánh sáng yếu)

- Thời gian giữa từng shot ảnh định dạng JPEG

- Thời gian giữa từng shot ảnh định dạng thô

- Thời gian khởi động để chụp shot ảnh đầu tiên

Chú ý: thanh thông số càng ngắn thì hiệu suất càng tốt

Tốc độ trung bình khi chụp liên tục (khung hình trên giây)
 

Chú ý: Thanh thông số càng dài có nghĩa là hiệu suất càng tốt.

THANH CAMERA DIGITAL 

CHUYÊN MUA BÁN MÁY ẢNH - MÁY QUAY PHIM - VẬT TƯ NGÀNH ẢNH 

    Địa chỉ : 42 Lê Lai - P. Bến Thành - Quận 1 - Hồ Chí Minh

ĐT: (028).39140581 ĐTDĐ: 0124.9774.775 Hoặc 0903.807.523

Giá cả được cập nhật mỗi ngày.

Mong quý khách liên hệ cửa hàng để biết thêm chi tiết.


 

Quý khách vui lòng chuyển khoản vào một trong những tài khoản dưới đây!
 

1. NGÂN HÀNG Á CHÂU - CHI NHÁNH TPHCM

TẠ BỮU ĐĂNG

359 211 99
 

2. NGÂN HÀNG Á CHÂU - CHI NHÁNH TPHCM

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

320 727 19
 

3.NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

THANH CAMERA

007-1-00-283473-9
 

Lưu ý: Sau khi chúng tôi nhận được khoản thanh toán của quý khách, chúng tôi sẽ chuyển hàng về theo đúng địa chỉ quý khách yêu cầu (phí vận chuyển quý khách tự trả khi nhận hàng)
 

Email: tabuudang@gmail.com
 

Mobile01249.774.775  (Mr. Đăng)

  • Ghi Chú:
    • Có Quà Tặng
    • Liên Hệ Trực Tiếp:  0903.807.523 (A. Thanh)
    • Bảo Hành Chính Hãng
    • Giao Hàng Toàn Quốc
Xem tiếp

Sản phẩm liên quan

(028).39140581
Design by Kingweb.vnClose